Hỏi: Chào bác sỹ, bé nhà tôi được 9 tháng 3 ngày và đang ăn cháo ăn dặm. Giai đoạn 7 – 8 tháng tôi đã bắt đầu cho bé ăn trứng, thịt và cả tôm rồi và bé tỏ ra rất thích thú. Sang đến tháng 9 này tôi dự định sẽ cho con ăn thêm cua để bổ sung canxi cho con nhưng vẫn còn khá phân vân trong việc lựa chọn. Tôi không biết bé 9 tháng ăn cua được chưa nữa, các bác sỹ có thể cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn! – Ngân Hà (Thái Nguyên).
Xem thêm: Những chú ý trước khi lên lịch ăn bé 9 tháng khoa học và dễ áp dụng nhất
Trả lời:
Ngân Hà thân mến!
Cua biển được biết đến là thực phẩmcực kỳ nhiều kẽm và vitamin A giúp bé mau lớn, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, thịt cua biển còn giàu chất sắt, kali, canxi, đồng… lượng thủy ngân trong cua biển cũng ít hơn trong một số loại cá biển nên an toàn cho bé rất tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Chính vì thế nếu như giai đoạn 7 hoặc 8 tháng nhiều mẹ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không cho con ăn thực phẩm có vỏ và thậm chí chỉ đích danh là cua thì khi sang tháng 9 cục diện đã hoàn toàn thay đổi, các mẹ có thể yên tâm cho con ăn món cua bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn giúp bổ sung canxi và nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé nữa. Do đó trước câu hỏi bé 9 tháng ăn của được chưa của bạn thì chúng tôi xip phép trả lời là có.
Tuy nhiên do cua nhất là cua biển có tính hàn nên ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng cho bé do đó mẹ cần phải cho bé ăn từng chút một cũng như cho bé ăn số lượng cực ít để bé tiêu hóa được mà không bị dị ứng. Chẳng hạn, với một con cua biển 600g, mẹ có thể dùng để chế biến thịt cua thành 5 bữa cho con. Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn khoảng 1 bữa cua biển mỗi tuần, chỉ cho ăn thịt, tránh cho ăn gạch cua vì sợ bé bị đầy bụng. Sau này, mẹ có thể tăng lên thành tối đa 2 bữa cua biển trong một tuần cho con.
Khi sử dụng cua biển cho bé mẹ có thể lưu ý vài vấn đề như nếu con đang bị bệnh về gan, mật thì phải tránh cua biển. Con bị bệnh về huyết áp cũng không nên ăn cua biển vì gạch cua có hàm lượng cholesterol rất cao, không tốt cho bé đang bị huyết áp. Đặc biệt cua biển có tính hàn nên ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng cho bé nên mẹ cần cho con ăn số lượng vừa đủ. Mẹ cũng chú ý không cho bé ăn cua hấp, luộc chưa chín kỹ vì cua biển có thể chứa rất nhiều vi khuẩn trong mình. Nếu cho bé ăn cua biển chưa chín kỹ là mẹ đã vô tình đưa cả vi khuẩn, ký sinh trùng từ cua vào cơ thể của bé.
Cách chế biến cua biển làm món ăn dặm của bé thì mẹ nên loại bỏ dạ dày của cua biển vì cua biển hay ăn thức ăn bẩn, thối rữa. Dạ dày của cua chính là cái túi nhỏ hình tam giác nằm ở phần yếm của cua. Ngoài ra thì mẹ cũng cần loại bỏ mang cua khi chế biến, mang là hai vị rí nằm ở hai bên thân cua, có hình giống lông mày, xếp thành từng hàng sẽ loại bỏ được ít vi rút vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Như vậy là qua những giải thích logic và hiệu quả của chúng tôi về câu hỏi bé 9 tháng ăn cua được chưa của bạn Ngân Hà nhưng đôi khi cua biển và cua đồng cũng có nhiều dinh dưỡng khác nhau dẫn đến tình trạng dị ứng do ăn cua. Chính vì thế việc của mẹ là hãy thử nghiệm xem bé có bị dị ứng với món nào, nếu cả hai đều không dị ứng thì mẹ cho con ăn cua luôn mẹ nhé.