Có những mẹ cho bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón và tỏ ra khá khó hiểu trước thực trạng này mà không biết rằng đôi khi không phải cứ cho con ăn nhiều rau thì bé sẽ không bị táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ chứ không đơn thuần chỉ là do thiếu chất xơ.
Xem thêm: Mẹ làm gì khi bé ăn bột bị tiêu chảy
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dù mẹ cho bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón bắt nguồn từ việc thiếu cân bằng về chất ở trẻ. Thực tế thì táo bón là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu là do thiếu chất xơ, mất cân bằng giữa chất béo, đạm, đường… hoặc đôi khi bé ăn phải rau củ nấu quá kỹ bị hao hụt đi đáng kể các vitamin và khoáng chất cần thiết nên cũng dẫn đến tình trạng này.
Táo bón ở trẻ có thể được chia ra làm hai loại, táo bón do bên trong cơ thể có tổn thường ở đường ruột hoặc hệ thần kinh, ví dụ như: bán tắc ruột, hẹp đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bại não… Loại táo bón này thường gây ra táo bón mạn tính ở trẻ, có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nếu không được điều trị kịp thời. Loại thứ hai được biết đến là táo bón do những tác động từ bên ngoài như chế độ ăn uống, vận động, đi lại…
Thông thường thì táo bón ở loại thứ hai thường chiếm đến khoảng 95% ở trẻ nên đôi khi nó là nguyên nhân khiến nhiều mẹ nhầm tưởng rằng cho con bé ăn nhiều rau vẫn bị táo bón. Đơn giản như dù mẹ cho bé ăn nhiều rau nhưng bé lại khá lười uống nước khiến cho cơ thể thiếu nước, kích thích ruột già hấp thu lại nước mạnh khiến phân trở nên khô và cứng gây ra táo bón. Việc bé lười vận động cũng sẽ khiến cho tăng nguy cơ bị táo bón, thay đổi sữa công thức hoặc đơn giản mẹ cho con ăn quá nhiều sữa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón của con.
Để khắc phục tình trạng bị táo bón của bé thì mẹ cần thay đổi thực đơn ăn uống của con, nếu cho con ăn rau củ thì mẹ chú ý không nên ninh quá nhừ khiến cho dưỡng chất bị mất, bé uống ít nước thì mẹ nên bổ sung bằng các loại nước hoa quả, canh và sữa. Ngoài ra mẹ hãy bổ sung cho con thêm các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như đu đủ, bơ, táo, lê, mận dưới dạng nước ép hoặc thái miếng nhỏ, cho bé tập vận động hàng ngày cũng như mẹ nên massage xoa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ để giảm thiểu tình trạng bị táo bón ở bé.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Việc bị táo bón lâu dài mẹ nên có pháp đồ điều trị cụ thể cho con, có thể cho bé đi bệnh viện để xử lý kịp thời hoặc nhẹ nhàng thì có thể tự xử lý bằng phương pháp thay đổi thói quen ăn uống ở bé, nên thay đổi khẩu phần ăn của bé để không còn tình trạng bất cân đối giữa chất đạm, chất béo, bột đường và các thành phần dinh dưỡng khác. Mẹ không nên cho bé ăn nhiều đạm mà nên tích cực cho bé ăn thêm khoai lang, rau dền, mồng tơi và hoa quả như chuối chín, bưởi, cam, đu đủ… để hạn chế táo bón mẹ nhé.
Ngoài những vấn đề về ăn uống mẹ cũng nên cho bé tập đi vệ sinh đúng giờ và rèn bé vào nếp cho quen. Chỉ khi bé làm quen dần với nếp sinh hoạt ổn định thì mới có thể đẩy lùi được nguy cơ táo bón. Mẹ nhớ rằng không phải cứ ăn nhiều rau là sẽ không bị táo bón, với tất cả những nguy cơ và những giải pháp chúng tôi phân tích ở trên hi vọng là mẹ sẽ hiểu và tự tìm ra được cách thức phù hợp nhất với con mình trong vấn đề này. Chúc các mẹ thành công.