Khi bé lười ăn hay ngậm có thể bé đã mắc phải vấn đề về tâm lý hoặc cũng có thể do tình trạng sức khỏe có vấn đề hay do cách mẹ chế biến thức ăn của bé chưa phù hợp. Chính vì thế mẹ phải tìm ra nguyên nhân kịp thời để xử lý dứt điểm, những điều nên làm và không nên làm.
Xem thêm: Những sai lầm của mẹ khiến bé ăn nhiều không tăng cân
Những điều nên làm
Khi bé lười ăn hay ngậm dẫn đến tình trạng hay có những cơn nôn trớ có thể là di bé đã ăn phải cơm thô hoặc cháo quá đặc vì thế mẹ hãy xử lý bằng cách nên cho bé nhấp thêm một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn.
Mẹ cũng nên cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé giảm bớt tình trạng lười ăn hay ngậm. Việc được ngồi ăn cùng gia đình sẽ mang lại thích thú cho bé, bé sẽ có cơ hội học hỏi, bắt chước người lớn rất nhanh. Do đó thay vì việc mẹ cho bé ăn một mình hãy cố gắng để con được hòa đồng cùng không khí vui vẻ của cả gia đình khi ăn uống, vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… bé vừa thích thú vừa học hỏi rất nhanh mà bé lười ăn hay ngậm cũng không nhiều nữa.
Bên cạnh việc cho bé ăn cùng gia đình mẹ cũng nên tập cho bé sự tự lập và chủ động trong chính việc ăn uống của mình. Thay vì xúc đút cho con ăn thì mẹ hãy để bé làm điều đó nhé, dù bàn tay nhỏ bé còn vụng về lóng ngóng nhưng nếu được tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn.
Ngoài ra nếu như mẹ đã “pó tay” với chứng ngậm khi ăn của con thì có thể cho bé đi học để cải thiện tình hình. Việc ở trong môi trường tập thể ở lớp có nhiều bạn bè, tâm lý sợ cô giáo, dinh dưỡng vừa phải ở trường, hoạt động nhiều hơn và ngủ ít hơn làm bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn… sẽ làm bé mau đói và nhanh chóng bỏ “tật” ngậm thức ăn.
Những điều không nên
Một trong những điều không nên để giúp bé lười ăn hay ngậm không còn chứng này nữa là mẹ cần nấu nướng khoa học, không trộn chung mọi thứ đồ ăn. Nếu như bé ngậm có thể bé đã chán món cháo bột hỗn hợp hàng ngày vì thế mẹ có thể thử tách riêng 4 nhóm thực phẩm thành 4 bát riêng để bé tập ăn như người lớn. Vị của cháo trắng ngọt nhẹ khác vị mặn mà của thức ăn, khác vị của rau củ, sẽ làm bé thích hơn. Hơn nữa, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Không cho bé xem tivi vì tivi sẽ khiến bé rất mất tập trung, bé bị cuốn theo và hay nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm dầm dề, lâu ngày sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Do đó khi con vào bữa ăn mẹ chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn và ăn đúng thời gian quy định khoảng 30 phút không nên kéo dài.
Khi những khuyến cáo bên trên mẹ đã thực hiện mà bé lười ăn hay ngậm vẫn không cải thiện tình hình thì mẹ cũng có thể không cần cho bé ăn thêm, hãy để bé được đói. Việc bỏ đói một thời gian khiến bé sẽ rất cần năng lượng và thích thú ăn uống. Tuy nhiên cách này cũng không áp dụng được lâu dài và chỉ phát huy ở bữa kế tiếp vì thế mẹ nên điều chỉnh lịch ăn của bé phù hợp, các bữa ăn không quá gần nhau để con có thể tiêu hóa kịp năng lượng nạp vào cơ thể.
Trên đây là một số bí kíp khá hay ho nên và không nên áp dụng khi bé lười ăn hay ngậm để mẹ xử lý tình trạng này của con. Tuy nhiên cũng chỉ là những giải pháp tạm thời bởi việc ngậm thường bắt nguồn từ cảm giác bé không thèm ăn gây ra vì thế mẹ cần phải tìm hiểu và giải quyết tận gốc rễ vấn đề mẹ nhé.