Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi bé bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào bột ăn dặm dó đó mẹ cần phải chú ý bổ sung thực phẩm đầy đủ cho con. Bởi vì nếu như từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi bé chỉ dùng sữa mẹ hoặc sữa bột thì bây giờ thức ăn ngoài sữa mẹ là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Vậy dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần chú ý những vấn đề gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Pha bột ăn dặm như thế nào nếu dùng bột ăn liền cho bé
Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm sẽ còn rất nhiều bỡ ngỡ nên mẹ tuyệt đối cần kiên trì và đừng tỏ ra sốt ruột để rồi vội vàng nhồi nhét bé ăn thật nhiều nhé. Việc này không hề tốt một chút nào, bé cần phải có thời gian thích nghi và làm quen do đó nên thực hiện một cách từ từ, với các loại thức ăn chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.
Giai đoạn này có những việc mẹ tuyệt đối không nên như: Cho bé ăn thức ăn thừa sẽ khiến bé bị chán ngán, không nên đun nấu quá lâu rau củ vì sẽ bị hủy hết vitamin, khi chế biến quá nhiều thức ăn thì đừng đợi nguội mới cho vào tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi nên phải đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh. Mẹ cũng không được dùng nhiều chất béo bão hòa như mỡ & bơ, không dùng nhiều muối, không dùng nhiều đường. Không cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.
Ngoài những điều không nên khi cho bé ăn dặm thì một trong những chú ý về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi còn nằm ở việc mẹ phải chia ra các giai đoạn ăn dặm khác nhau cho bé. Thông thường sẽ có 3 giai đoạn: Ăn bột – Ăn cháo & Ăn cơm.
Ở giai đoạn ăn bột thì các mẹ có thể chọn mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng uy tín và nguyên chất trên thị trường. Dù là bột đóng gói sẵn nhưng được sản xuất đảm bảo và vẫn chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Hoặc mẹ có thể tự chế biến cho con ăn dặm nhưng cũng nên chú ý một số loại thức ăn có thể gây dị ứng cho con.
Giai đoạn ăn cháo khi bé đã bước vào tháng thứ 9 và 10 mẹ có thể bổ sung thêm tôm cá, thịt, cua để con được bổ sung dinh dưỡng. Mẹ hầm riêng một nồi cháo nhừ và mỗi bữa ăn của bé thì múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé. Chú ý mẹ nên nấu nhạt cho bé, nếu không thêm mắm muối là tốt nhất. Thời gian đầu mẹ dùng rây tán cháo nhưng dần dần mẹ chỉ cần băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Khi bé hoàn thành xuất sắc hai giai đoạn bột và cháo thì mẹ chuyển qua giai đoạn ăn cơm cho bé. Thường thi khi bé có đủ răng khoảng 20 cái thì có thể nhai cơm thật kỹ nên mẹ cũng chú ý giai đoạn này. Bé cần được ăn cơm mềm và nát. Các loại rau tập ăn thì nên chọn rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào… Những thực phẩm này nên cắt nhỏ để bé dễ nhai nuốt.
Có thể thấy rằng những chú ý trong vấn đề dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi thực ra cũng không quá khó khăn và phức tạp. Chúc các mẹ thành công và dễ chịu trong việc lên thực đơn dinh dưỡng cho con nhé.