Ở độ tuổi còn nhỏ nhất là dưới 2 tuổi bé ăn vào la nôn ra xuất hiện rất nhiều, có trường hợp bé sẽ tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp đã trở thành bệnh lý nguy hiểm khiến bố mẹ bắt buộc phải quan tâm lưu ý và xử lý chứ không nên chủ quan.
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc cho mẹ về việc “4 tháng cho bé ăn dặm được không?”

Bé ăn vào là nôn ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng này, có thể là do hệ tiêu hóa, có thể do cơ địa của trẻ, cổ họng bị vướng, do ép ăn hoặc cũng có thể do virus dạ dày, đường ruột hoặc nặng hơn do ngộ độc thực phẩm…. Nhiều khi nhìn cảnh con nôn thành dòng hay nôn theo cả đường mũi mà bố mẹ rất xót xa lo lắng. Nếu bé bị nôn do sinh lí không kèm theo một trong các dấu hiệu như đau bụng, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, chậm lớn… thì mẹ không cần quá lo lắng. Nôn trớ do sinh lý sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn, hệ thống tiêu hóa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên trong trường hợp bé bị nôn kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ cần phải để ý xem con nôn có bị mất nước hay không. Thông thường nếu con nôn nhiều lần với lượng lớn, con sẽ rất dễ bị mất nước. Những dấu hiệu mất nước thường là miệng lưỡi khô, mệt mỏi, cáu kỉnh, đi tiểu ít, mỗi lần đi lượng ít, nước tiểu sậm màu… lúc này mẹ bắt buộc phải xử lý trị dứt điểm tình trạng này cho con không nên để lâu ngày sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Trước tiên để ngăn chặn và làm giảm tình trạng mất nước thì mẹ hãy xử lý bằng cách cố gắng cho con uống từng chút một. Nếu con uống vào mà tiếp tục bị nôn thì cũng đừng nản chí vì có thể bé sẽ không nôn hết lượng nước đã đưa vào cơ thể mà có thể đã hấp thu được một ít. Ngoài ra thì điều quan trọng nhất khi bé ăn vào là bị nôn là mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Khi đã biết được nguyên nhân thì mẹ có thể xử lý bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe
Đối với bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì mẹ vẫn nên cho con bú sữa mẹ dù bé bị nôn để tránh tình trạng bé bị mất nước. Nếu đang bú mẹ mà nôn thì vẫn tiếp tục cho bé bú. Thời gian cho bé bú là 1 đến 2 phút mỗi lần. Sau mỗi 10 phút cho bé bú một lần. Dù bé bị mất nước thì mẹ cũng đừng cho bé uống nước vì giai đoạn này bé chưa cần dùng nước.

Đối với bé từ 7 đến 12 tháng tuổi mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và không thay thế sữa mẹ bằng nước suối, nước trái cây hoặc nước ngọt. Nước ép trái cây và soda thì chứa quá nhiều đường và không đủ các khoáng chất và muối cần thiết mà bé cần còn nước suối thì lại thiếu lượng calo mà bé cần vào lúc này. Mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại thức ăn trẻ nhẹ như chuối, ngũ cốc hoặc bánh quy nếu bé đã biết ăn để bù dinh dưỡng.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Đối với bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể cho bé uống khoảng 30ml dung dịch bù nước sau khoảng 20 phút và tăng dần lượng chất lỏng nếu bé không bị nôn tiếp. Mẹ cũng vẫn tránh dùng nước soda, nước trái cây và nước uống khi bé bị nôn. Mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé ăn thức ăn nếu bé không còn nôn sau 6 giờ như bánh mì nướng, canh, súp nhẹ, khoai tây nghiền, gạo và bánh mì và nên tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu vì chúng khó tiêu hóa hơn. Tránh thức ăn có hàm lượng đường cao như kem và bánh kẹo.
Nếu áp dụng những cách thức xử lý này mà bé vẫn không khả quan hơn thì lúc này mẹ nên đưa bé đến gặp bác sỹ để có phác đồ điều trị hợp lý. Hi vọng các mẹ xử lý nhanh chóng và hiệu quả vấn đề này nhé.