Trong quá trình làm mẹ, có muôn vàn khó khăn thử thách lòng kiên nhẫn cũng như tình yêu của mẹ dành cho các bé. Nhất là với giai đoạn bé chuyển giao từ bú mẹ sang ăn dặm ở thời điểm 6 – 7 tháng. Có những bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón khiến mẹ nhiều phen đứng ngồi không yên. Tuy nhiên chúng tôi sẽ mách mẹ những mẹo nhỏ sau để mẹ và bé cùng dễ dàng gửi lời chào tạm biệt tình trạng này.
Xem thêm: Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?
Những bé bị táo bón thường có dấu hiệu như khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng. Điều này rất dễ nhận thấy và lý giải bởi đơn giản đầu vào thì phải có đầu ra, việc bé ăn nhưng không thể đào thải và việc đi nặng gặp khó khăn sẽ khiến bé khó chịu. Và để tránh được tình trạng táo bón ở bé thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Một số mẹ thì cho rằng bé ăn nhiều hoa quả sẽ không bị táo bón nhưng thực tế lại có nhiều loại dễ gây ra táo bón ở trẻ nếu ăn quá nhiều như chuối chín, táo. Ngoài ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều. Hoặc nếu mẹ cho bé bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì sang giai đoạn 7 tháng bé bắt đầu ăn dặm cũng dễ bị táo bón do dạ dày của bé đã quen xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng. Đến khi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón. Ngoài ra việc ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phômai, sữa công thức) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.Vậy với những nguyên nhân này thì có những mẹo nhỏ nào giúp bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón có thể thoát được tình trạng này.
Nếu bé mới tập ăn dặm thì mẹ có thể cho bé uống 30-60ml nước ép quả pha loãng như nước ép mận (nho, táo) 2 lần mỗi ngày. Việc sử dụng nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên sẽ giúp bé giảm táo bón. Còn nếu như bé đã tập ăn dặm trong một thời gian tương đối dài mà vẫn bị táo bón thì có thể sự cân bằng chất không được đáp ứng vì thế mẹ hãy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé để đầu vào cũng như đầu ra của được dễ dàng và cân bằng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ mẹ nên cho bé ăn như lê, đào, mận, mơ, đậu Hà Lan, rau bina. Còn những thực phẩm gây ra tình trạng táo bón mẹ nên tránh cho bé chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làm táo bón nặng hơn.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Đặc biệt để con tránh được nguy cơ bị táo bón mẹ cũng có thể massage bụng cho con thường xuyên để rướng bụng, đầy hơi. Cách masage rất đơn giản, mẹ hãy đặt tay ở rốn của con, tiếp đến xoa theo chuyển động tròn. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài. Đây cũng là một cách tác động hiệu quả giải quyết hiệu quả vấn đề táo bón cho bé.
Như vậy táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới tập ăn dặm. Chính vì thế mà các mẹ nên nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm, để từ đó chọn lựa được phương pháp phù hợp với bé. Ngoài ra thì mẹ cũng chú ý để có thể cân bằng dinh dưỡng cho con, tránh tình trạng bé phải dung nạp quá nhiều chất đạm, thiếu chất xơ, dẫn đến táo bón lâu ngày sẽ sinh biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe của các bé.