Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm nhiều mẹ khá loay hoay trong việc quyết định thời điểm chuyển các loại hình thức ăn cho con. Không biết khi nào nên ăn bột khi nào ăn cháo, khi nào ăn cơm thành ra làm rối loạn bộ máy tiêu hóa của con cũng như khiến tinh thần stress và căng thẳng. Vì vậy cho bé ăn bột đến mấy tháng, cho bé ăn cháo đến mấy tháng, cho bé ăn cơm giai đoạn nào hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trong bài viết này.
Xem thêm : Mẹ cho bé ăn gì để thông minh hơn
Đầu tiên về thắc mắc cho bé ăn bột đến mấy tháng thì có thể chuyển đổi sang hình thức khác. Thực tế thì ăn bột là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, thường bắt đầu từ tháng thứ 6 và có thể kéo dài đến tháng thứ 8. Mẹ có thể cho bé ăn từ bột loãng đến đặc, từ lượng ít tới nhiều tùy theo nhu cầu của trẻ và ăn bột ngọt (bột nấu với các loại rau củ quả) sau đó tới bột mặn (thịt, tôm, cá…). Giai đoạn ăn bột này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh và cũng giúp trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác nhau bên cạnh sữa mẹ. Mẹ cũng cần phải chú ý giai đoạn này bé mới chỉ là sự làm quen nên cần hết sức nhẹ nhàng và tình cảm để bé không có cảm giác bị ép buộc về con đường ăn uống. Mẹ có thể cho bé ăn bột khoảng 2 tháng là chuyển đổi sang hình thức ăn dặm khác.

Khi chuyển đổi không sử dụng bột ăn dặm cho bé thì mẹ bắt đầu đến giai đoạn 2 tức là giai đoạn cho bé ăn cháo. Bản thân thời gian ăn cháo của bé cũng chia làm nhiều loại khác nhau, từ tháng thứ 8 mẹ cho bé ăn dặm bằng cháo nhuyễn, tháng thứ 10 có thể cho bé ăn cháo vỡ hạt và khi bé được 13 tháng tuổi, trẻ có thể ăn dặm bằng cháo nguyên hạt.
Thời điểm bé ăn cháo nhuyễn là khi bé bắt đầu mọc răng và có khả năng nhai các loại thực phẩm thô với kích thước nhỏ. Vì thế mẹ nên xay nhuyễn các nguyên liệu nấu cháo để bé không nôn, ói trong hoặc sau khi ăn. Giai đoạn ăn cháo nhuyễn này mẹ nên kéo dài trong 2 tháng (tháng thứ 8 và tháng thứ 9) do lúc này dạ dày của trẻ con yếu, chưa tiêu hóa được nhiều thức ăn thô, cháo nhuyễn sẽ giúp trẻ dễ nuốt và hấp thu dưỡng chất hơn. Sau khi bé quen với cháo nhuyễn thì tháng thứ 10 mẹ chuyển cho bé ăn cháo vỡ hạt do lúc này dạ dày trẻ đã dần quen với thức ăn thô. Cháo vỡ hạt lợn cợn nên thời điểm này bé sẽ phải làm quen dần và ăn chậm hơn . Giai đoạn này, trẻ sẽ làm quen với việc nhai thức ăn nên sẽ ăn chậm hơn nhưng cũng không nên kéo dài quá 30 phút mẹ nhé. Khi kết thúc 2 tháng ăn cháo vỡ hạt tiếp tục là giai đoạn bé ăn cháo nguyên hạt.

Cuối cùng khi bé đã mọc được 20 răng sữa thì mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn cơm, mẹ không nên cho bé ăn cơm quá muộn vì sẽ khiến bé thiếu chất có thể bị suy dinh dưỡng nhưng cũng không nên cho bé ăn cơm quá sớm khiến cho hệ tiêu hóa của bé chưa đủ sức tiêu hóa và hấp thu. Mẹ chú ý khi mới cho bé ăn cơm thì nên cho bé ăn cơm nát cùng thức ăn được xé nhỏ, mẹ cũng nên cho bé làm quen với các loại rau để cung cấp đủ chất xơ.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Như vậy chúng tôi đã giải thích và phân tích đầy đủ và khá chi tiết về các thời điểm cũng như thời gian bao lâu để bé có thể trải qua các loại hình thức ăn khác nhau. Hi vọng rằng các mẹ đã có được kiến thức cần thiết cho sổ tay nuôi con của mình. Chúc các mẹ thành công.