Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra rất lo lắng khi bé ăn uống bình thường nhưng không tăng cân thậm chí một số còn chậm lớn và có dấu hiệu sụt cân. Thực chất thì có đôi khi bố mẹ cho bé ăn không đủ dưỡng chất nên dù ăn nhiều nhưng bé vẫn không thể tăng cân nên cũng không có gì phải quá lo lắng.
Xem thêm : Bé 7 tháng ăn thịt bò được không?

Theo các bác sỹ dinh dưỡng sở hữu có những bé ăn uống bình thường nhưng không tăng cân thường xảy ra khi bé mắc phải một số nguyên nhân cơ bản sau:
Ăn nhiều nhưng không đúng cách như mẹ chủ yếu chỉ cho con ăn thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu đồ ăn dặm cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé. Nhu cầu tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường: Ở một số bé, nhu cầu này của bé cao hơn bình thường, bé sẽ cần nhiều hơn năng lượng nạp vào và có thể vẫn chưa đủ.
Ăn nhiều nhưng hấp thu kém do hệ khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Vì thế trường hợp này mẹ nên bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ tăng cân hơn.
Hoặc có những bé ăn uống bình thường nhưng không tăng cân cũng có thể do bị nhiễm giun, sán khiến chất dinh dưỡng trong thức ăn khi vào cơ thể bé bị các loại ký sinh trùng này “ăn tranh” khiến bé dù ăn mãi cũng chẳng có dấu hiệu phát triển tăng cân. Lúc này thì mẹ cần phải tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng một lần và nên dặn các bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải nhớ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng chống dịch bệnh.

Dù là nguyên nhân nào thì mẹ nên chú ý để bé không rơi vào tình trạng ăn nhiều mà ít tăng cân thì ngay trong giai đoạn bé tập ăn dặm lúc 6 tháng tuổi mẹ cần cho con ăn theo nguyên tắc từ ít tới nhiều, với đa dạng loại thực phẩm, nhưng vẫn cần đảm bảo cho con đủ lượng sữa ít nhất 800ml/ngày. Đến khi bé được khoảng 8-9 tháng tuổi trở lên, cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ 6 nhóm thực phẩm mỗi ngày bao gồm 4 loại chất cơ bản: chất bột đường có trong ngũ cốc – chất đạm có trong thịt cá – chất béo có trong các loại dầu ăn – rau củ và trái cây cùng các loại sữa, phô mai. Các loại thực phẩm trong mỗi nhóm chất này cần phải được thay đổi và tăng dần độ đặc của chén bột hay cháo theo tháng tuổi để giúp con không bị nhàm chán, thú vị khám phá thức ăn và nhận được đủ chất. Ngoài ra với bé từ 1 tuổi trở lên, bên cạnh bữa ăn, cần chú ý cho trẻ uống ít nhất 500-600ml sữa mỗi ngày và nên chọn các loại sữa giàu dưỡng chất để giúp con tăng cân khỏe mạnh.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Do trẻ em có dạ dày nhỏ hơn người lớn nhưng lại có nhu cầu dưỡng chất cao hơn vì thế trong khâu chọn thức ăn chọn cho trẻ nên là các loại thực phẩm vừa giàu năng lượng vừa giàu dưỡng chất. Mẹ bổ sung rau lá và hoa quả tươi để có thêm nguồn vitamin, khoáng chất và đặc biệt chất xơ có tác dụng kích thích tiêu hóa. Bữa ăn nên đa dạng và thay đổi món trong ngày, ưu tiên các món ăn bé ưa thích trước rồi phối hợp các món bé chưa được ăn. Mẹ cũng nên tạo điều kiện để con vận động ngoài trời để tăng hấp thu vitamin D cho xương chắc khỏe. Chúc các mẹ áp dụng thành công và thoát khỏi nỗi lo khi bé ăn uống bình thường nhưng không tăng cân mẹ nhé.