Hỏi: Bé nhà tôi được 10 tháng tuổi và đã bắt đầu tập ăn dặm từ cuối tháng thứ 4 đầu tháng thứ 5. Trong qua trình từ lúc bắt đầu ăn dặm đến giờ bé rất hợp tác và ăn được khá nhiều thậm chí nhiều khi ăn hết còn khóc đòi ăn thêm. Tuy nhiên bé nhà tôi lại không hề bụ bẫm và tăng cân, 10 tháng vẫn ở nguyên mốc 8kg nên tôi khá lo lắng. Các bác sỹ có thể giải thích tình trạng bé ăn không hấp thụ được là do những nguyên nhân gì để có thể điều chỉnh được không?
Xem thêm: Bé 5 tháng ăn được gì nếu bắt đầu giai đoạn ăn dặm
Trả lời:
Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, không hấp thụ được là câu hỏi của khá nhiều bậc làm cha mẹ. Thậm chí Có những bé không những không tăng cân mà còn bị giảm cân, vậy đâu là nguyên nhân bé ăn không hấp thụ được thì bố mẹ hãy cũng nghiên cứu xem con mình có mắc phải những điều ngay sau đây không nhé:
Thứ nhất là chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến tình trạng thiếu chất suy dinh dưỡng. Đối với trẻ nhỏ để phát triển toàn diện thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định. Để tăng cân an toàn, hiệu quả cho bé thì chế độ dinh dưỡng của bé cần phải cung cấp cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất béo – đạm – đường bột – vitamin và khoáng chất cho trẻ có thể khỏe mạnh, ăn ngon và đặc biệt là có thể hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn. Có thể với trẻ không hấp thụ tốt mẹ bị mắc phải nguyên nhân này khiến bé ăn không hấp thụ được dù là ăn nhiều. Bên cạnh đó đôi khi cách chế biến, bảo quản đồ ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú ăn uống và khả năng hấp thụ của trẻ.
Thứ hai là bố mẹ không cho con ăn đúng cách và đảm bảo về mặt thời gian. Thực tế thì đôi khi tưởng là đơn gian nhưng ăn uống không đúng thời gian quy định quá sớm hoặc quá muộn sẽ làm cho bé hấp thụ không được tốt. Bố mẹ cho bé ăn dặm quá sớm lúc 4 – 5 tháng tuổi nhưng lại chế biến đồ ăn không hợp độ tuổi cho bé ăn bột mặn… cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bé ăn không hấp thụ được.
Thứ ba là có thể bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nếu bé từng phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng không hấp thụ được.
Thứ tư là có thể bé bị thiếu hụt các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm. Thiếu Enzyme vì enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Việc thiếu hụt enzyme vì thế mà gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Thứ năm có thể do bé mắc các bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật hoặc viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… cũng dẫn đến tình trạng này.
Thứ sáu do bé bị dị ứng thức ăn và rối loạn tiêu hóa khi ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như ôi thiu, chứa hóa chất…
Cuối cùng là các nguyên nhân về sức khỏe như: bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột, bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân sống kéo dài, sốt cao, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản,…
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bé ăn không hấp thụ được mà chúng tôi đã liệt kê. Mẹ có thể tự nghiên cứu xem rốt cuộc con mình nằm ở nguyên nhân nào, nếu nằm ở những nguyên nhân chủ quan như cho bé ăn sai cách thì có thể điều chỉnh kịp thời để giúp con khỏe mạnh và hấp thụ được tốt hơn. Còn nếu nằm ở yếu tố khách quan như thiếu hụt chất, bệnh lý thì mẹ cần đưa con đến gặp trực tiếp bác sỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn thành công.