Khi bé chuyển từ việc ti mẹ sang ăn bột thì mẹ cần chú ý cho em bé ăn đúng loại bột và thời gian phù hợp để bé thích nghi cũng như hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ bột. Việc dùng bột ngọt hay bột mặn, nhiều hay ít ra sao cũng đều phải phụ thuộc vào từng mốc thời gian.
Xem thêm: Làm thế nào để bé ăn ngon miệng
Nếu như thời điểm mẹ cho em bé ăn bột ăn dặm vào khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi thì nhất thiết giai đoạn này phải cho bé ăn bột ngọt. Bởi giai đoạn này bé cần phải làm quen dần với từng loại thức ăn và làm quen với độ đặc cũng như độ lợn cợn tăng dần, mùi vị khác nhau của thực phẩm. Chính vì thế khi trẻ đang bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức thì việc chuyển đổi sang ăn bột ăn dặm là một bước thay đổi quan trọng mà cần phải có thời gian thích nghi. Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm nên pha sữa với tinh bột hoặc bột vị ngọt sau đó kết hợp thêm trái cây hay ngũ cốc khác. Hương vị của bột vị ngọt sẽ gần nhất so với nguồn thức ăn trước đây là sữa giúp bé sẽ làm quen tốt hơn và có sự khởi đầu tốt hơn để thử các loại bột ăn dặm khác.
Em bé ăn bột ăn dặm ngọt nên duy trì từ khoảng thời gian bắt đầu với nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và khi bé qua giai đoạn 7 tháng tới giai đoạn 8 tháng trở đi thì mẹ có thể nghiên cứu kết hợp thêm bột mặn cho thực đơn ăn dặm của con. Mỗi món mới nên thử ăn trong 2-3 ngày liên tiếp để đánh giá khả năng dung nạp của bé, xem có dị ứng thức ăn hay không.
Thực tế thì 2 loại bột ăn dặm vị ngọt và mặn đều giống nhau ở thành phần dinh dưỡng, chỉ khác ở nguồn gốc cung cấp là thành phần đạm. Nếu bột vị ngọt chất đạm được cung cấp từ thành phần chính là sữa thì bột vị mặn chất đạm sẽ được lấy từ những loại thực phẩm thịt, cá… Mùi vị của bột ăn dặm ngọt cũng có vị ngọt từ sữa khiến bé cảm thấy dễ chán ngán hơn còn với bột mặn thì đa dạng và hấp dẫn hơn. Nếu như sữa sẽ kết hợp cùng với các loại thành phần khác như rau củ quả, trái cây và gạo để tạo thành nhóm dinh dưỡng tổng hợp cung cấp cho bé yêu thì bột vị mặn sau đó kết hợp với những loại thành phần tươi sống như thịt, cá… để tạo nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé.
Chính vì những khác biệt này mà mẹ cần có sự chuẩn bị và chú ý khi cho em bé ăn bột để không bị ảnh hưởng cũng như rối loạn sức khỏe. Để bé ăn quen với bột vị ngọt thì mới chuyển sang bột vị mặn để tránh tình trạng rối loạn do không hấp thụ được dưỡng chất, mẹ nên bắt đầu khởi động bằng những món bột ăn dặm ngọt, với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau cùng bột gạo. Bí quyết chung cho các món bột này là: Rau củ cần hầm nhừ, xay nhuyễn; Bột gạo mịn, loãng vừa phải và không bị lợn cợn.
Mẹ có thể tham khảo nguyên tắc nấu bột cơ bản như nấu riêng rau củ, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi trộn chung với phần bột gạo. Nếu nấu bột bằng gạo nguyên hạt thì mẹ nên nấu thành cháo, sau đó cà nhuyễn. Khi nấu mẹ tuyệt đối không nêm nếm thêm gia vị, vì trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé nên làm quen với hương vị tự nhiên của rau củ. Việc ăn gia vị cũng có thể gây hại cho thận của bé. Sau khi đã làm quen dần với việc ăn dặm, mẹ bắt đầu nấu cho bé thêm nhiều món bột mặn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể thêm từ 10-20 gr thịt, cá, trứng hay tôm vào bột ăn dặm. Những món bột mặn thích hợp với bé từ 7 tháng trở lên.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Do đó khi chọn bột ăn dặm cho bé mẹ nên bắt đầu từ bột có vị ngọt sẽ giúp bé dễ làm quen và có sự khởi đầu hoàn hảo với nguồn với thức ăn mới sẽ giúp bé vui vẻ tiếp nhận thức ăn một cách dễ dàng hơn. Chính vì vậy mẹ chú ý khi cho bé ăn dặm nhé, chúc các mẹ thành công.