Khi cho con ăn dặm thì việc tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thực hiện việc nuôi trẻ được thuận lợi và khoa học hơn. Nhất là khi con ăn mặn thì cần phải có những thời điểm thích hợp để con sẵn sàng và hợp tác với mẹ hơn.
Xem thêm: Giai đoạn con 5 tháng tuổi mẹ cho bé ăn bột yến mạch có tốt không
So với thời kỳ con ăn sữa hoàn toàn thì ăn dặm được xem là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn sang chế độ có thức ăn đặc. Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau củ… Theo các bác sĩ chuyên gia thời điểm ăn dặm tốt nhất của trẻ thường là vào khoảng 4- 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của những hãng sản xuất sản phẩm dinh dưỡng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Nếu là loại bột tự chế biến cho trẻ ăn, cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho trẻ bị dị ứng.
Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…) và chú ý để bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày bởi vì đây là cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.
Khi đã biết được cho bé ăn bột mặn khi nào để con sẵn sàng và hợp tác thì mẹ cũng cần chú ý trong cách chế biến cho con. Khi chế biến mẹ cho con thêm dầu ăn vào bột để giúp con dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu. Không những thế dầu ăn còn là yếu tố quan trọng để cơ thể trẻ hấp thu vitamin D và canxi. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý cân đối 4 nhóm thực phẩm cơ bản cho con gồm nhóm bột đường: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp; nhóm đạm có nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác; nhóm béo dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu và nhóm vitamin & chất khoáng có trong rau củ, trái cây các loại. Mẹ chú ý khi bổ sung các nhóm dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp con thích thú hơn với việc ăn uống và sẵn sàng hợp tác hơn, tuyệt đối không nên nấu bột theo thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn.
Đặc biệt mẹ cũng không thêm mắm muối vào đồ ăn dặm của con vì nghĩ rằng món ăn sẽ đậm đà hơn và kích thích vị giác của trẻ thì mẹ đã hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối vì thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi mẹ nêm mắm muối vào đồ ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức đấy mẹ nhé.
Vào đúng thời điểm cho con ăn bột mặn khi con đã được tập dượt cũng như sẵn sàng cho một chế độ mới thì điều quan trọng là mẹ cũng phải có cách thức đúng đắn trong bổ sung, chế biến thức ăn để bé luôn hợp tác, vui thích khi ăn uống.