Là món ăn được nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau yêu thích vì dễ ăn và bổ dưỡng. Nhất là với bố mẹ khi cho trẻ nhỏ ăn sữa chua thì cần phải cân nhắc xem có phù hợp hay không, bé 8 tháng ăn sữa chua được không? Có sợ sớm quá không? Có bị ảnh hường gì không?… là những câu hỏi mà bố mẹ nên quan tâm trước khi quyết định phải tìm ra câu trả lời.
Xem thêm : Bước vào giai đoạn 7 tháng tuổi bé ăn được những gì?

Trên thực tế sữa chua là thực phẩm không chỉ giàu dinh dưỡng mà nó còn chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ đường ruột của trẻ. Chính vì thế các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho trẻ ăn sữa chua vào thời điểm trẻ được 7- 8 tháng tuổi sẽ rất tốt cho bé, cá biệt một số bác sĩ khác còn khuyên có thể cho trẻ ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên khi bé bước vào thời điểm ăn dặm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi.
Như vậy là với câu hỏi bé 8 tháng ăn sữa chua được không thì mẹ yên tâm khi sử dụng cho bé tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý cho bé ăn đúng liều lượng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể bố mẹ có thể cân đo đong đếm liều lượng cụ thể và chi tiết cho trẻ như hướng dẫn định lượng sau:
Với các bé từ 6-10 tháng tuổi thì chỉ cho ăn khoảng 50g/ngày.
Với các bé từ 1-2 tuổi mẹ có thể cho ăn 80g/ngày.
Các bé trên 2 tuổi sẽ cần khoảng 100g/ngày.

Đặc biệt nếu như con bạn lớn hơn thì có thể cho bé ăn nhiều hơn 100g sữa chua/ngày nhưng cũng không nên ăn nhiều quá bởi nó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa không tốt cho trẻ. Ngoài ra thì bố mẹ cũng nên chú ý lựa chọn đúng loại sữa chua để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé, thông thường nên chọn loại sữa chua nguyên kem cho trẻ là tốt nhất vì trẻ cần chất béo để phát triển đầy đủ. Khi mẹ sử dụng kết hợp với những loại thực phẩm phù hợp như chuối, bơ, dâu… thì món sữa chua sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thơm ngon hơn và kích thích khẩu vị các trẻ hơn rất nhiều.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Ngoài những thực phẩm nên kết hợp thì mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó để sữa chua phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, vì như thế chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.

Thời điểm ăn sữa chua mẹ nên tránh là khi bé đang lúc đói bụng bởi lúc này các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi trẻ đói, pH trong da dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nên cần phải tránh và chỉ nên ăn sữa chua sau ăn khoảng 15 – 20 phút, lúc này pH của dịch dạ dày vào khoảng 4 – 5, đây là pH lí tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt nhất. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua trước khi đi ngủ 30 phút để giúp đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon. Mẹ cũng không cho bé ăn sữa chua quá lạnh hay quá nóng bởi vì lạnh quá hay nóng quá đều khiến cho dưỡng chất bị mất đi vì thế hãy cho bé ăn ở nhiệt độ vừa phát nhé.
Hy vọng những kiến thức ăn sữa chua đúng chuẩn đúng cách vừa rồi đã giúp mẹ có thể nắm tõ bí kíp cho con ăn để phát huy đúng hiệu quả. Chúc các mẹ và các bé luôn may mắn, mạnh khỏe.