Theo thống kê ở Việt Nam có gần 50% trẻ em rơi vào tình trạng biếng ăn, lười ăn. Nguyên nhân lớn nằm ở sai lầm trong cách nuôi con và chế biến đồ ăn cho các bé chưa thực sự dựa trên nhu cầu khiến con trở nên chán ghét việc ăn uống. Vậy làm cách nào để bé ăn ngon miệng và từ đó giảm cảm giác lười ăn.
Xem thêm: Bé ăn dặm đúng cách cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Theo chia sẻ có chị Ngọc Diệp – người từng có con là bé Sâu trước đây thường rơi vào tình trạng chán ăn lúc 1 tuổi thì “Trước kia tôi thường cho con ăn không theo một quy luật nào cả, bất cứ khi nào con mà đói thì tôi cho ăn và nếu con ăn được càng nhiều thì càng tốt. Tôi cứ cho bé ăn nhưng ăn mãi mà không tăng cân, luôn trong tình trạng biếng ăn. Nhưng từ khi tôi bắt đầu lên một thời gian biểu cho bé hẳn hoi, bé ăn bữa chính, bữa phụ đều theo giờ giấc. Tôi cho bé ngồi ăn chung với gia đình để bé thấy cả nhà ăn và bắt chước theo. Bé ăn vừa no là tôi ngưng lại, không ép bé ăn hết khẩu phần như trước nữa. Kết quả là con nhà tôi dần dần bắt đầu thấy hứng thú với ăn uống và không còn tỏ ra biếng ăn, bé cũng đã có dấu hiệu tăng cân trông thấy”.
Từ chia sẻ của chị Ngọc Diệp chúng ta có thể thấy hầu hết các bậc cha mẹ ở Việt Nam hiện nay đang mắc phải tâm lý nóng vội và bất theo nguyên tắc khiến cho con ăn uống chán chường và không có cảm giác ngon miệng và thích thú với chuyện này. Chính vì thế để thay đổi thói quen cũng như thái độ của con thì mẹ cần thay đổi chính từ hành động cũng như suy nghĩ của mình mới có thể giúp bé ăn ngon miệng hơn trong các bữa ăn dặm hàng ngày.
Đầu tiên mẹ hãy thay đổi và đa dạng thực đơn, chế biến đồ ăn hấp dẫn màu sắc cũng như hình thức thể hiện sao cho thật hấp dẫn để bé thích thú hơn với chuyện ăn uống. Những món ăn màu sắc và đáp ứng được sự hấp dẫn cũng như mùi vị và dinh dưỡng sẽ kích thích giúp bé ăn ngon miệng hơn. Chính vì thế nếu mẹ gặp khó khăn trong việc lên thực đơn cả tuần thì hãy chuyển qua lo thực đơn theo bữa để có thời gian suy nghĩ và sáng tạo món ăn cho con.
Tiếp đến mẹ cần lập ra một thời gian biểu khoa học cho bé. Các bữa ăn nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng: 3 bữa chính, 2 bữa phụ, không nên cho trẻ ăn vặt. Nếu mẹ lên được kế hoạch và thực hiện đúng điều này sẽ giúp chế độ ăn của bé cân bằng hơn từ đó dù ăn bữa phụ hay bữa chính cũng đều mang lại cảm giác thích thú, ngon miệng khi ăn.
Cuối cùng mẹ hãy thật sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi cho bé ăn dặm. Thái độ quyết định tất cả và nó sẽ ảnh hưởng đến ý thức hệ của bé. Hãy tạo cho bé một không khí ăn uống vui vẻ và thích thú để chính bé cảm nhận được việc ăn uống thú vị ra sao chứ không phải tạo ra không khí nặng nề, con không ăn thì mẹ quát tháo ép buộc khiến bé sợ hãi và bị ám ảnh về những bữa ăn đẫm nước mắt. Mẹ hãy nhớ rằng không có chân lý nào khẳng định việc bé vừa ăn vừa khóc lại ngon miệng cả. Chính vì thế để bé ăn ngon miệng hãy làm bé cười, làm bé thấy hạnh phúc và vui vẻ khi ăn và tự bản thân sẽ muốn được ăn mỗi khi đến bữa.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Như vậy làm thế nào để bé ăn ngon miệng không phải là những cách thức gì quá cao siêu mà thực ra nó rất đỗi bình thường mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện. Chắc chắn rằng khi mẹ áp dụng đúng phương pháp thì chuyện bé khó khăn trong ăn uống chỉ là chuyện nhỏ. Vậy thì ngay hôm nay mẹ hãy thay đổi để có thể mang đến cho các con yêu những bữa ăn thật ngon miệng và vui vẻ nhé.