Bé ăn hay ngậm hoặc phun đồ ăn khóc lóc là một dạng của việc biếng ăn cũng như không hài lòng, thể hiện thái độ chống đối. Việc này kéo dài khiến các mẹ đau đầu và stress để rồi trở thành nỗi ám ảnh đối với việc cho các con tập ăn. Phải làm sao để chấm dứt tình trạng này?
Xem thêm: Mẹ chú ý khi cho em bé ăn bột ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng giải thích bé ăn hay ngậm là do tình trạng bé lười nhai, do bắt nguồn từ việc chế biến đồ ăn cũng như cách thức cho con ăn dặm của các mẹ. Ví dụ như có những mẹ chế biến thức ăn quá nhũn hoặc quá nhỏ so với độ tuổi của bé hoặc cách cho ăn chưa phù hợp với độ tuổi của bé. Khi mẹ chế biến quá nhỏ và nhừ vô tình làm cho trẻ cảm nhận được là thức ăn chỉ này nuốt được nên chỉ cần ngậm rồi nuốt khỏi phải nhai, tạo thói quen bỏ qua bước nhai chỉ cần nuốt khi ăn. Ngoài ra thì cũng có một số mẹ áp dụng cách trộn cơm với nước canh khi cho bé ăn. Đây cũng là 1 cách vô tình làm trẻ lười nhai khi ăn vì cơm trộn canh có thể nuốt được, trộn cơm với canh ăn cho dễ nuốt là một thói quen rất không tốt của đại đa số người Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có một số mẹ khi con được hơn 7 tháng tuổi nhưng không tăng đồ thô của thức ăn để phù hợp với giai đoạn phát triển của bé mà vẫn dùng máy xay sinh tố chế biến đồ cho con. Cá biệt có những mẹ cho gia vị mặn, ngọt, dầu vào thức ăn nghĩ rằng bé sẽ ngon miệng hơn mà không biết rằng với những bé tiếp xúc với gia vị quá sớm sau này sẽ có nguy cơ biếng ăn rất cao do hệ tiêu hoá bị rối loạn và mắc các bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến thận. Hay như mẹ cho con làm quen tiếp xúc với đồ ăn sản xuất công nghiệp cũng làm ảnh hưởng xấu và gây rối loạn cho hệ tiêu hoá của bé, hoặc dành thời gian 1 bữa ăn cho con quá dài, ăn quá nhiều bữa trong ngày, không ngồi ghế ăn, vừa ăn vừa chơi… cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Để giải quyết triệt để tình trạng bé ăn hay ngậm thì mẹ cần phải thay đổi ngay từ hôm nay như không chế biến thức ăn quá nhỏ nữa mà cần phải tăng dần độ thô phù hợp với độ tuổi của bé, mẹ có thể cho con ăn đồ thô để bé có thể dùng tay bốc hoặc cầm thìa, các ngón tay bé hoạt động sẽ kích thích não phát triển. Tăng lượng thức ăn rắn vào trong thực đơn cho bé để bé luyện kỹ năng nhai nuốt, mẹ phải giảm lượng canh hay súp khi cho bé ăn và cho bé tăng cường ăn đồ khô. Cần phải cố định lượng thời gian cho 1 bữa ăn của bé ví dụ như dưới 9 tháng tuổi 30 phút / 1 bữa , trẻ trên 9 tháng tuổi 25 phút.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Ngoài ra mẹ cũng cần phải áp dụng phương thức cho bé tự tập khi ăn để bé tự lập hơn, nếu bé chưa đủ lớn để tự ăn 1 mình thì mẹ có thể chế biến thức ăn có hình khối như hình thanh, tam giác, vuông, tròn để bé có thể cầm và tự ăn được hoặc mẹ 1 thìa, con 1 thìa, trong khi con tập cầm thìa tự ăn thì mẹ sẽ đút thức ăn cho bé. Khi ăn phải ngồi ghế khi ăn, không xem ti vi, không vừa ăn vừa chơi, không cho ăn nhiều bữa hơn so với số bữa ăn đã được quy định. Nếu mẹ cứ áp dụng những tuyệt chiêu trên thì chắc chắn bé nhà sẽ không biếng ăn hay ngậm khi ăn nữa. Chúc các mẹ thành công.