Trẻ em có rất nhiều vấn đề bất ổn về sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa khiến bố mẹ điên đầu trong việc xử lý. Nhất là vấn đề tiêu hóa thì lại có nhiều tồn tại mà không thể giải quyết một sớm một chiều. Như việc bé ăn không tiêu bị nôn trớ lâu ngày cũng khiến bố mẹ được phen xanh mắt.
Xem thêm: Bé ăn không hấp thu phải làm sao để khắc phục giúp tăng cân đều đặn
Với trẻ em mỗi bé khác nhau sẽ có tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển khác nhau. Đối với những bé ăn không tiêu bị nôn trở thường mắc bệnh do nhiều nguyên nhân, có cả khách quan cả chủ quan nhưng nhìn chung lại có thể quy về những lý do như:
Mẹ cho con ăn hoặc bú sai cách
Nguyên nhân cho con bú sai cách thường ở giai đoạn trẻ dưới 1 năm tuổi, mẹ có thể mắc phải sai lầm như dùng núm vú bình sữa không phù hợp cũng có thể gây ra hiện tượng bé nuốt phải nhiều không khí khi bú, dẫn tới đầy bụng, nôn trớ. Hoặc đôi khi mẹ cho con ăn quá nhiều bữa trong một ngày hay quá nhiều trong một bữa cũng khiến cho đường ruột của con không tiêu hóa kịp từ đó dẫn đến trướng bụng, ợ hơi, nôn trớ.
Mẹ cho con ăn thức ăn không phù hợp
Khi con ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn những loại thức ăn không phù hợp hoặc quá sớm những đồ ăn như chiên xào mỡ, gà kfc… sẽ vô tình làm dạ dày và đường ruột ứ đọng thức ăn. Những thức ăn này bị ứ đọng sẽ lên men, khiến bé bị đầy bụng nôn trớ. Bản thân việc cho con ăn đồ ăn dặm có thể là nguyên nhân khiến bé ăn không tiêu bị nôn trớ rồi thì nói gì đến việc cho con ăn đồ không phù hợp nó sẽ tổn hại như thế nào nữa.
Trẻ có thể bị mắc một số bệnh
Những căn bệnh khiến bé ăn không tiêu bị nôn trớ có thể là do chứng trào ngược dạ dày, chứng nhiễm khuẩn đường ruột, bé bị dị tật bẩm sinh về tiêu hóa như ngăn thực quản hoặc hẹp môn vị, bé bị các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa… Tất cả những nguyên này nằm trong mục bệnh lý khiến bé mắc phải sẽ bị đầy bụng nôn trớ ở mức bình thường, đầy bụng, viêm ruột, tiêu chảy kèm nôn trớ.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Những nguyên nhân gây ra tình trạng bé ăn không tiêu bị nên trớ cần phải tìm được giải pháp để xử lý. Với trẻ đã vào chế độ ăn dặm có thể đổi sang cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa hoặc massage bụng nhẹ nhàng để giúp bé đẩy hơi ra ngoài, giảm trướng bụng. Mẹ cũng có thể lấy túi chườm làm nóng bụng cũng giúp bé bớt đầy bung. Các mẹ lưu ý vì da trẻ khá mỏng nên phải điều chỉnh độ nóng của túi chườm ở mức ấm nhẹ, có thể bọc qua khăn bông rồi mới chườm, tránh gây bỏng cho bé. Ngoài ra thì mẹ có thể nưỡng 1 nhánh hành và 1 nhánh tỏi sau đó bọc vào vải mỏng và đặt lên rốn bé là mẹo dân gian chữa đầy bụng nôn trớ ở bé hiệu quả.
Tuy nhiên trước khi phải giải quyết hậu quả của tình trạng bé ăn không tiêu bị nôn trở thì mẹ cũng có thể tìm cách phòng tránh cho con. Nếu cho bé bú mẹ hãy cho con bú đủ no và bú thành nhiều cữ với lượng sữa vừa phải cho mỗi cữ, bé không bú mẹ mà bú bình thì cần chú ý nghiêng bình để núm vú ngập sữa, hạn chế tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí dẫn tới bị đầy bụng nôn trớ. Sau khi bú, bế dựng đầu bé chứ không cho nằm ngay; vừa bế vừa vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi, đẩy phần không khí nuốt vào bụng trong quá trình bú ra ngoài. Mẹ cũng nên chia lượng thức ăn của bé trong ngày thành nhiều bữa, tránh ăn nhiều một lúc làm dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn dẫn tới bé bị đầy bụng nôn trớ.Cùng với đó mẹ nên lên cho bé thực đơn đa dạng, những loại thức ăn mới nên để bé ăn từ dạng lỏng tới đặc dần.
Trên đây là nguyên nhân và cách giải quyết khi bé bị ăn không tiêu bị nôn trớ mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên nếu như bé nôn trớ đầy bụng liên tục cùng các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, phát ban thì nhanh chóng đưa bé tới các bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể bé đã mắc các bệnh nguy hiểm cần phải xử lý ngay mẹ nhé.