1
Bạn cần hỗ trợ?

Đối phó với tình trạng bé ăn ngậm trong miệng không chịu nuốt



Trong việc ăn dặm của bé hiện nay có khá nhiều vấn đề khiến các mẹ vô cùng đau đầu và quan tâm như chế độ, liều lượng và cách thức thực hiện… Tuy nhiên đau đầu và khó xử nhất vẫn là tình trạng bé ăn ngậm không chịu nuốt khi ăn dặm.

Xem thêm: Cho bé 9 tháng ăn bao nhiêu là đủ dinh dưỡng trong một ngày

Chia sẻ với bác sỹ về tình hình của con chị Bảo Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) than thở “Trong 6 tháng đầu, bú sữa mẹ nên bé Sam nhà tôi lớn rất nhanh, bụ bẫm. Từ khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm thì bé có dấu hiệu biếng ăn. Gần đây, kể từ khi mọc thêm hai chiếc răng hàm trên, bé tăng cân rất chậm do cứ đến bữa bé ăn ngậm trong miệng không chịu nuốt. Thỉnh thoảng, khi ngậm chán bé còn phun nhè cả ra.  Tôi đã thay đổi khẩu phần thức ăn, kết hợp đủ mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình hình”.

Việc bé Sam con chị Bảo Lan mắc phải chứng ăn ngậm trong miệng mà không nuốt chỉ là một trong muôn vàn trường hợp như thế này ở trẻ nhỏ. Đây là thói quen không tốt, nguyên nhân gây chán ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh, nếu để tình trạng này kéo dài thì về lâu dài sẽ gây hư men răng của bé. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé ăn ngậm trong miệng mà không chịu nuốt nhưng về cơ bản có thể kể đến như:

–  Bé bị mắc một số bệnh gây khó chịu trong người, bé khó nuốt, nuốt đau…, mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.

– Thức ăn chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, hàm răng… của bé nên bé sẽ lười nuốt.

– Khi mẹ cho bé ăn đồ xay nhuyễn quá lâu cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai. Khi không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ sẽ khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

–   Trẻ không ăn một vài thức ăn đặc biệt mà bố mẹ không biết, vẫn thường xuyên cho ăn nên bé không muốn nuốt.

Với những nguyên nhân cụ thể này thì mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên của các bác sỹ như việc nên xem lại cách thức chế biến thức ăn cho con có phù hợp với hàm răng, độ tuổi của trẻ hay không. Để tạo ra sự hấp dẫn và hứng thú với con thì mẹ cũng nên đổi món thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Bên cạnh đó mẹ cũng không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược, vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại. Khi cho con ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng thì một thời gian sau đó phải tập cho ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm để trẻ có điều kiện nhai thức ăn.

Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo

90.000
110.000
90.000
45.000

Mẹ hãy khen và động viên khuyến khích trẻ ăn ngon tuyệt đối đừng quát nạt khiến trẻ sợ hãi, khi trẻ bị mất tập trung như xem tivi hoặc mải chơi mà quên nhai nuốt thì cần hướng cho trẻ tập trung bằng cách tịch thu đồ chơi hoặc tắt tivi thỏa thuận ăn xong lại tiếp tục. Nếu có thể hãy để trẻ tự lập và có trách nhiệm với đồ ăn của mình bằng cách cho trẻ tự xúc ăn sẽ tạo ra động lực để bé ăn hết thức ăn dễ dàng hơn.

Tuyệt đối mẹ không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến để các bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bé.

    NHẬP THÔNG TIN ĐỂ MUA SẢN PHẨM





    (*) Thông tin bắt buộc



    Call Now Button