Giai đoạn trẻ bú mẹ hoặc trong lúc ăn dặm rất hay bị nôn do hệ tiêu hóa lúc này còn khá yếu và non nớt. Thực ra trẻ ăn hay bị nôn là chuyện hết sức bình thường, theo thời gian sẽ tự khỏi nhưng nếu tần suất diễn ra khá nhiều có thể trẻ đã bị mắc những bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý đường hô hấp hay bệnh lý toàn thân…
Xem thêm: Mẹ có nên cho bé ăn bột vào buổi sáng không?
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, tiêu chảy, bệnh viêm, viêm màng não và hay gặp nhất là viêm họng & amidan sẽ khiến trẻ ăn hay bị nôn. Các dấu hiệu dễ nhận biết là sốt, chảy nước mũi, ho húng hắng rất hay gặp khi thay đổi thời tiết.
Nguyên nhân do các bệnh về ngoại khoa
Các bệnh về ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột khiến trẻ có cơn đau bụng khóc thét từng cơn. Nếu để quá muộn có thể đi ngoài ra máu, hoặc bụng trướng căng không đi ngoài được.
Nguyên nhân do một số bệnh toàn thân
Những bệnh toàn thân như còi xương, táo bón, suy dinh dưỡng cũng vô tình khiến trẻ ăn hay bị nôn. Nếu trẻ nôn trớ nhiều phải cho trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra thì bé cũng có thể mắc một số dị tật bẩm sinh như hẹp thực quản, hở eo thực quản, hẹp phì đại môn vị khiến trẻ nôn liên tục, nôn nhiều, làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Nguyên nhân do ăn uống
Ngoài nhưng nguyên nhân khiến trẻ ăn hạy bị nôn do bệnh tật thì đôi khi lý do rất đơn giản là do ăn uống. Ví dụ như trẻ bị ép ăn quá nhiều bị ăn cố, mẹ cho bé bú sữa quá no, bé bị dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn hay đơn giản cho con ăn không đúng cách, vừa ăn no cho con nằm ngay, cho con ăn đồ ăn chưa hợp độ tuổi… cũng là yếu tố tác động.
Đối với việc trẻ ăn hay nôn dù cho bất kể nguyên nhân gì cũng cần phải xử lý kịp thời, triệt để như khi bé đang nôn thì mẹ chú ý quàng khăn vào cổ trẻ đề phòng bé nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. Đôi khi việc trẻ ăn hay nôn cũng khiến nhiều mẹ sốt ruột và cho rằng con không chịu hợp tác và cố tình dẫn đến quát mắng và bực tức với bé. Mẹ không nên mất bình tĩnh trong trường hợp này mà hãy nhẹ nhàng từ từ nói chuyện với con để trẻ quên đi việc nôn trớ, vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
Mẹ cũng tuyệt đối không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Vì thế mẹ có thể chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc quấy. Với một số bé tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.
Việc trẻ ăn hay bị nôn cần phải có cách chăm sóc xử lý hiệu quả vì thế nếu như dấu hiệu của con kéo dài và không thuyên giảm thì mẹ cần cho con đến các phòng khám để các bác sỹ theo dõi và tìm ra phương pháp điều trị nhanh chóng nhất. Mẹ đừng quá chủ quan mà tự chữa trị sẽ dễ dẫn đến mãn tính và rất khó để xử lý sau này.