Giai đoạn 7 tháng tuổi bé đã mọc những chiếc răng đầu tiên nên vấn đề ăn uống với trẻ cần phải chú ý hơn khi lựa chọn thực đơn. Mẹ có thể bổ sung đa dạng thực phẩm cho con nhưng về cơ bản nên tham khảo những khuyến cáo trẻ 7 tháng ăn được những gì của các chuyên gia dinh dưỡng.
Xem thêm: Mẹ có nên cho bé ăn bột vào buổi sáng không?
Theo các chuyên gia thì mặc dù giai đoạn 7 tháng tuổi là thời điểm bé chính thức ăn dặm nhưng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn không được bỏ bởi đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp đầy đủ protein và các axit béo có lợi. Thời điểm này, bé cũng đã biết ăn những món ăn thô nhưng rất cần được xay nhẹ hoặc nghiền nhỏ do dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên mẹ chỉ cho bé ăn với một lượng nhỏ.
Thành phần một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi cần có 4 nhóm chất chính là tinh bột có trong gạo, ngũ cốc; chất xơ có trong rau củ; chất đạm có trong thịt cá và chất béo trong dầu ăn. Do lúc này bé đã có thể dùng lưỡi đưa thức ăn xuống cổ họng, vì thế mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn so với giai đoạn 6 tháng tuổi. Khi chế biến đồ ăn của bé có thể được ninh nhừ, nghiền nát hoặc làm sánh, mỗi ngày bé cần được bú từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 180ml đến 240ml và số bữa ăn dặm của bé khoảng 2 – 3 lần. Để tránh tình trạng dị ứng, mẹ nên cho bé ăn thử một loại thức ăn trong 3 ngày.
Những thực phẩm cơ bản mẹ có thể bổ sung cho bé trong thực đơn ăn dặm là bí đao, đậu lăng, rau đậm màu, cà rốt, khoai tây, trứng, thịt bò, cá, tôm, bơ… sự kết hợp các thực phẩm này trong bữa ăn một cách hài hòa và khoa học sẽ giúp bé ăn ngon miệng cũng như hấp thu tốt nhất. Chỉ cần mẹ chịu khó sáng tạo cũng như kỳ công chế biến và trình bày đẹp mắt để bé thích thú với chuyện ăn uống. Ngoài ra thì giai đoạn này mẹ cũng tăng thêm độ thô cho con trong thực phẩm mẹ nhé. Rau củ quả thì mẹ có thể xay thô vừa phải và cho bé dần làm quen với cháo xay nhuyễn giai đoạn cuối 7 tháng để con quen.
Trẻ 7 tháng tuổi cũng có thể ăn trái cây, nên tuân thủ nguyên tắc “từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp” và ăn các hoa quả lành như cam, táo, chuối, bơ,.. trong các bữa ăn hàng ngày. 7 tháng trẻ không còn quá nhạy cảm với đồ ăn như các giai đoạn trước đó nhưng không phải là thực phẩm nào con cũng đã có thể ăn ngay được vì thế mẹ cần phải chắt lọc kỹ càng để tránh trường hợp con phải tiếp nhận nguồn thực phẩm mà phải kiêng cữ mẹ nhé. Top đầu trong nhóm thực phẩm cần tránh là mật ong, trứng vịt lộn, tổ yến, các loại cá nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá mập… Đây là nhóm thực phẩm không nên bổ sung vì quá nhiều năng lượng cho dạ dày còn khá nhạy cảm của bé mà mẹ nên chú ý.
Về cơ bản thì danh sách trẻ 7 tháng ăn được những gì không quá ít nhưng cũng chẳng phải có thể ăn hết tất cả mọi loại thực phẩm. Những thực phẩm mẹ cho con ăn hàng ngày cần cung cấp được 100kcal/kg, 2.5 – 3g protein/kg, 3 – 4g lipid/kg và 10 – 12g glucd/kg trong một ngày cho bé. Mẹ hãy dựa vào cân nặng của con mình để tính toán ra liều lượng hợp lý nhất cho từng đối tượng cụ thể dể vừa giúp đảm bảo sức khỏe vừa khiến con tăng trưởng hiệu quả mẹ nhé.