Hỏi: Chào bác sỹ. Bé nhà tôi được 7 tháng tuổi và tôi bắt đầu cho con ăn dặm vào tháng thứ 6, ban đầu cháu rất hợp tác và thích thú chuyện ăn uống, đầu ra đầu vào của bé rất cân bằng và ổn định. Nhưng dạo gần đây thì tình hình không được tốt lắm, bé bị táo bón và hay khóc lóc rặn đỏ mặt mỗi lần đi vệ sinh trông rất khổ sở. Tôi không biết có phải do bé ăn dặm bị táo hay là do nguyên nhân nào nữa. Bác sĩ giúp tôi xử lý vấn đề này với ạ. Tôi xin cảm ơn – Huyền Thương (Thái Bình).
Xem thêm: Mẹ chuẩn bị cho bé ăn gì để hết táo bón
Trả lời:
Chào bạn Huyền Thương!
Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng đôi khi cũng gây ra một số hiệu quả không mong muốn của quá trình này như gây tiêu chảy, dị ứng hoặc táo bón cho con. Bé ăn dặm bị táo bón là chuyện khá thường gặp, táo bón thường làm bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng khiến mẹ rất sốt ruột và lo lắng.
Thực chất táo bón tức là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ khiến cho việc đại tiện rất khó khăn. Khi các bé bị táo bón phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện và khóc lóc. Thông thường táo bón được chia làm hai loại là táo bón cơ năng và táo bón thực thể. Trong khi táo bón cơ năng chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn… thì táo bón thực thể lại do một số bệnh gây nên như phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài… Trong trường hợp của con bạn chúng tôi chưa dám kết luận bé bị táo bón dạng nào nhưng cũng có thể gợi ý bạn cách xử lý tạm thời, nếu như bạn áp dụng mà con vẫn còn bị táo bón thì nên đưa con đến bác sỹ.
Trước tiên là điều chỉnh thành phần thức ăn dặm trong thực đơn hằng ngày của bé. Mặc dù chế độ ăn dặm mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản như béo – đạm – bột và chất xơ nhưng đôi khi cung cấp không hợp lý khi chưa đến tuổi cũng có thể khiến cho bé bị táo bọn. Trong trường hợp của con bạn thì bạn nên để ý xem mình có bổ sung quá nhiều đạm cho chế độ ăn của con không nhé vì giai đoạn 7 tháng bé cũng chưa nên ăn quá nhiều loại thịt nhiều đạm. Do đó mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm gây táo bón như thức ăn nhiều chất đạm… Thay vào đó hãy cho bé ăn nhiều hơn các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột và cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, mè đen… và tăng cường các loại rau củ quả tươi giàu chất xơ và khoáng chất vào thực đơn của bé. Tránh cho bé ăn các loại trái cây chứa nhiều đường vì đường sẽ làm ảnh hưởng đến thận gây sức ép lên hệ tiêu hóa của bé làm xuất hiện tình trạng táo bón.
Bên cạnh việc điều chỉnh thực phẩm cho bé thì cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày của bé, bạn đừng cho bé ăn quá no trong một lần ăn mà hãy chia đều để dạ dày con làm việc trơn tru không bị quá tải, hoặc bạn xay nhuyễn thức ăn cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Ngoài ra thì bạn cũng nên cho bé tập vận động nhẹ nhàng bằng cách cho bé bò để kích thích nhu động ruột hoạt động hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn. Giai đoạn con bạn 7 tháng thì cũng vừa may con bước vào giai đoạn tập bò nên mẹ có thể yên tâm hoàn toàn nhé.
Khi bé ăn dặm bị táo bón bạn hãy chịu khó massage bụng cho bé theo vòng tròn chiều kim đồng hồ để giúp bé cảm thấy dễ chịu và có thể cải thiện phần chứng táo bón của con nữa đấy.
Trên đây chỉ là một số cách tạm thời với tình trạng bé ăn dặm bị táo bón cơ năng còn nếu như bé bị táo bón thực thể thì dù mẹ có áp dụng đầy đủ những cách này thì tình trạng của bé cũng không suy giảm vì thế cần phải đưa bé đến bác sĩ để có cách điều trị hợp lí. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho bé nhằm hạn chế khó khăn trong quá trình điều trị về sau.