Khi bé 12 tháng tuổi thì cũng đồng nghĩa với việc bé mọc khá nhiều răng, việc nhai nuốt thức ăn trở nên dễ dàng hơn và bé cũng không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. Chính vì thế các mẹ cũng nên chuyển đổi không sử dụng bột ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi nữa mà nên chọn các dạng thực phẩm thô khác. Việc chuyển đổi này sẽ giúp bé làm quen và tiếp cận được đa dạng thực phẩm hơn cũng như cơ thể sẽ dần thích nghi, hấp thụ được tốt hơn.
Xem thêm; Nỗi lòng các mẹ hỏi nhau tìm mua bột ăn dặm ở đâu tốt
Trước tiên trong bài viết này chúng tôi gợi ý các mẹ cần nắm được các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi 12 tháng của bé chính là:
- Sữa mẹ hoặc sữa bột
- Pho mát mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (nhưng không cho bé sữa bò cho đến khi 1 tuổi)
- Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
- Trái cây xắt hạt lựu, hoặc khoai tây nghiền
- Rau cắt nhỏ vừa miệng, nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt)
- Protein (trứng, thịt băm hoặc xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá không xương, đậu phụ, nấu chín và đậu nghiền)
- Thức ăn cầm tay (bánh quy giòn cho trẻ mọc răng, ngũ cốc ít đường hình chữ O)
Đây là liệt kê chi tiết và khá đầy đủ cho các mẹ về các loại thực phẩm cần bổ sung chuyển đổi cho bé trong giai đoạn 12 tháng tuổi. Nói như thế không có nghĩa là các mẹ bỏ hoàn toàn bột, tùy vào tình hình thực tế mà các mẹ có thể kết hợp để con không ăn mãi một loại thức ăn chán ngán. Giai đoạn này bé mọc răng và ngứa lợi nên mẹ thoải mái bổ sung các thực phẩm thô như trái cây cắt hạt lựu, rau cắt nhỏ để bé tập ăn đồ thô vừa giảm những cơn ngứa lợi do mọc răng.
Nhất là ở tuổi này, bé đã có thể chuyển sang ăn cháo đặc hoặc cơm nát để hệ tiêu hóa của bé dần quen với việc hấp thụ thức ăn, dạ dày co bóp đều đặn để hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu tập đứng, đi… do đó mẹ cần phải tăng cường bổ sung cũng như thay đổi thực đơn để giúp bé ăn tốt và nhanh cứng cáp hơn…
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Các mẹ có thể cho bé tham khảo thực đơn ngày ăn 3 lần cháo, uống sữa 5 lần mỗi lần 120 ml, ăn trái cây và 1 hũ sữa chua. Đây là chế độ ăn có thể xem tương đối đầy đủ. Ngoài ra tuổi của bé có thể ăn nui, mì, phở, hủ tiếu…, thỉnh thoảng các mẹ có thể cho bé ăn cơm nhão, mềm để bé làm quen với cơm. Các bữa ăn phụ của bé mẹ có thể linh động thay đổi nhiều món như: tàu hủ, yaourt, bánh plan, khoai, bánh, chè, trái cây, sinh tố…

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ cần phải bổ sung và cung cấp dưỡng chất cũng như các loại thức ăn khác nhau để cơ thể có thể vừa thích nghi vừa hấp thụ được tốt nhất từ đó mới phát triển đều đặn, bình thường được. Chính vì thế không ai khác ngoài các mẹ là người tiên phong và chuyển đổi để các con làm quen và dần hoàn thiện bộ máy hoạt động của cơ thể. Hãy giúp các con có khoảng thời gian ăn dặm đầu đời đáng nhớ nhất bằng những thực phẩm các mẹ chọn. Hãy để mỗi ngày trôi qua của các con là một ngày được khám phá. Hãy để công cuộc nuôi con là hành trình hạnh phúc với những thành quả lớn lao. Chúc các mẹ thành công trong hành trình nuôi con của mình.