Ăn dặm là quá trình bổ sung dinh dưỡng cần thiết và kịp thời cũng như cho bé làm quen dần với thức ăn ngoài sữa mẹ. Không hoàn toàn thay thế sữa mẹ trong giai đoạn đầu nhưng ăn dặm là tiền đề quan trọng cho sự phát triển sau này của bé mà mẹ cần quan tâm. Tuy nhiên cho con ăn dặm không phải lúc nào cũng có sự hợp tác từ các bé, thực tế có khá nhiều trường hợp bé lười ăn dặm.
Xem thêm: Giải pháp tốt nhất cho mẹ khi bé ăn tốt nhưng không tăng cân
Biểu hiện của việc bé lười ăn dặm chính là việc phản đối gay gắt khi mẹ bón cho bé, bé ngậm miệng, phun đồ ăn, tức giận, gào khóc giận giữ và giãy giụa khi bị ép buộc… Dù đói nhưng nhất quyết chỉ bú mẹ và không cho mẹ cơ hội để bé làm quen với đồ ăn dặm như cháo bột. Nguyên nhân khiến bé rơi vào tình trạng lười ăn dặm có đôi khi xuất phát từ việc sai cách làm cũng như quy trình ăn dặm của cha mẹ.
Thường thì nguyên nhân bé lười ăn dặm hay nằm ở việc mẹ đôi khi vì chế biến đa dạng với nhiều loại thực phẩm và hương vị khác nhau thấy bé ăn ngon lành thì đốt cháy giai đoạn cho bé ăn rõ nhiều ngay khi vừa tập ăn khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn hại từ đó cũng ảnh hưởng tới vị giác của bé gây ra tình trạng chán ăn, lười ăn, ngậm ở trẻ nhỏ. Hoặc đôi khi cũng vì tâm lý mà bố mẹ thúc ép con phải thích và ăn ngay món mới chế biến mà không biết bé cũng cần thời gian để thích nghi, từ đó gây ra tâm lý sợ hãi của trẻ khi tới bữa ăn, trẻ bị ám ảnh và có những ấn tượng xấu nên sẽ thấy hoảng sợ và phản ứng khi bị cho ăn dặm.
Theo các chuyên gia thì để khắc phục tình trạng bé lười ăn dặm các mẹ cần chú ý cho con ăn uống và bổ sung dưỡng chất theo nguyên tắc nhất định đó là từ ít – nhiều, từ ngọt – mặn, từ loãng – đặc, từ 1 loại thực phẩm – nhiều thực phẩm kết hợp, vui vẻ thoải mái không bắt trẻ ăn.
Về nguyên tắc từ ít đến nhiều thì các mẹ nên tập cho bé quen với 1 loại thức ăn khi bắt đầu chế độ ăn dặm để bé có thời gian tiếp nhận cũng như tiêu hóa thức ăn. Mẹ nên tập cho bé ăn từ 1 lượng nhỏ khoảng 1 – 2 thìa nhỏ từ lúc mới bắt đầu sau đó mới tăng dần lên 2-3 thìa, 1/3 chén bột… Cách làm này sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh hơn và cũng khiến bé thích thú hơn
Nguyên tắc từ ngọt đến mặn chính là việc mẹ bắt buộc lựa chọn bột ngọt cho con khi trẻ tập ăn dặm lần đầu. Bột ngọt có mùi vị tương tự sữa mẹ sẽ giúp bé thích thú hơn, sau khi con đã quen với bột ngọt và tiếp nhận khá tốt thì mới tập dần cho con dùng bột mặn để bổ sung dưỡng chất nhưng vẫn không làm hại hệ tiêu hóa của bé.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Nguyên tắc từ loãng đến đặc thì mẹ nhớ pha loãng bột để bột gần giống với sữa giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận những thức ăn mới lạ và hệ tiêu dần nhận biết và bắt kịp việc tiêu hóa thức ăn phức tạp hơn.
Nguyên tắc từ 1 loại thực phẩm – nhiều thực phẩm kết hợp cảnh báo các mẹ không được sử dụng quá nhiều thực phẩm trong 1 món ăn trong bữa ăn dặm của trẻ. Bởi việc sử dụng quá nhiều cũng là gánh nặng cho hệ tiêu hóa, ngoài ra gây rối loạn vị giác, giảm hấp thụ của bé.
Mẹ cũng đừng bao giờ ép con ăn khiến con mất thoải mái, tâm lý căng thẳng, ép trẻ, lừa trẻ ăn… không giúp ích cho việc ăn dặm của bé mà còn có nguy cơ phản tác dụng. Chính vì thế mẹ hãy tạo không khí thoải mái vui vẻ giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận đồ ăn hơn
Ngoài việc mẹ áp dụng 5 nguyên tắc này để ngăn chặn cũng như đối phó với bé lười ăn dặm thì mẹ cũng nên bổ sung thêm dầu ăn để trẻ có thể hấp thụ một cách trọn vẹn. Chính vì thế cha mẹ nhớ nắm rõ để có thể hiểu rõ tâm lý, đặc điểm để việc ăn dặm của trẻ có hiệu quả tốt nhất.