Việc nôn trớ ở trẻ em xảy ra khá thường xuyên và nhất là giai đoạn sơ sinh thì hầu như bé nào cũng mắc phải. Việc bé ăn xong là nôn có hai kiểu một là chỉ nôn chút đồ ăn không đáng kể và hai là nôn toàn bộ. Dù nôn ít hay nôn nhiều thì cũng cần xác định nguyên nhân của tình trạng này để xử lý kịp thời, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Xem thêm: Bé ăn trứng bị nôn mẹ có nên tiếp tục sử dụng cho con
Một trong những nguyên nhân bé ăn xong là nôn có thể do con đã mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm phế quản… Trong bệnh viêm phổi trẻ nhỏ, có khi triệu chứng bắt đầu là nôn và bỏ bú. Tuy nhiên, trong những bệnh này thường có sốt, ho, đôi khi ậm ạch khó thở ví thế mẹ có thể điều trị nhiễm khuẩn đến khi hết viêm trẻ sẽ hết nôn. Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể dẫn đến tình trạng bé bị nôn do ngộ độc hoặc do giun, nôn do phản xạ, đặc biệt là nôn trong bệnh ho gà. Những trường hợp này bé sẽ chỉ nôn trong giai đoạn nhất định và không phải là mãn tính nên sau một thời gian mẹ xử lý bé sẽ không còn tình trạng ăn xong là nôn nữa.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì bé ăn xong là nôn có thể cảnh báo mắc bệnh nguy hiểm do tắc ruột, lồng ruột, hẹp ruột bẩm sinh do phì đại môn vị, do viêm ruột thừa…
Đối với trường hợp bé bị hẹp ruột bẩm sinh thì bé sẽ nôn rất thường xuyên, hầu như bữa nào mẹ cho bé ăn thì bé cũng nôn ngay sau bữa ăn hoặc vài giờ sau đó. Nguyên nhân của vấn đề này là do lỗ môn vị bị hẹp khiến cho thức ăn cứ đọng lại ở dạ dày mà không xuống được ruột non. Vì bé ăn xong là nôn với tần suất đều đặn nên lúc nào cũng có cảm giác đói và thèm ăn nhưng ăn rồi lại nôn nên không giải quyêt được gì. Để xử lý tình trạng này thì chỉ có cách là phẫu thuật để cải thiện.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Với bé bị bệnh lồng ruột thì hay phát bệnh ở giai đoạn bé từ 4 – 8 tháng tuổi. Biểu hiện thường thấy là bé ưỡn người khóc thét từng cơn, bỏ bú và nôn, cân nặng giảm sút, da tái, môi khô, mắt trũng, tay lạnh. Nếu bệnh này để lâu sẽ rất nguy hiểm vì thế cần phải phát hiện sớm để đưa bé tới bệnh viện trong 6 giờ đầu, tức là khi mới có cơn khóc thét, nôn và bỏ bú. Nếu đến sớm có thể tháo lồng dưới màn hùynh quang, nhưng nếu để muộn, quá 24 giờ, nhiều đoạn ruột đã bị hoại tử bắt buộc phải mổ cắt bỏ những đoạn ruột đó.
Bệnh não và màng não cũng có triệu chứng bé ăn xong là nôn và chiếm tới 40% bên cạnh các triệu chứng như co giật, thóp phồng. Trong trường hợp này mẹ phải điều trị tích cực theo phác đồ của bác sỹ và được theo dõi sát sao tại bệnh viện nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề.
Chính vì thế mẹ cần chú ý theo dõi nếu bé ăn xong là nôn chỉ là biểu hiện thoáng qua và không kéo dài thì nó không hề nguy hiểm nhưng nếu chuyện này xảy ra thường xuyên như cơm bữa thì mẹ nên đưa con đến bác sỹ để có hướng xử lý hiệu quả. Hãy để các bác sĩ khám xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời nhất là các bệnh nôn liên quan tới bệnh ngoại khoa cần cấp cứu như lồng ruột hay nôn trong bệnh viêm não – màng não, mẹ không nên tự chuẩn đoán để tránh gây ra những hậu quả không đáng có.