Đến giai đoạn ăn bột ăn cháo hoặc ăn cơm bé được chuyển đổi qua hình thức ăn dặm và không còn phụ thuộc vào nguồn thức ăn chính là sữa nữa. Chính trong giai đoạn này cũng là lúc bé hình thành thói quen ngậm đồ ăn khi đang ăn khiến bố mẹ stress căng thẳng. Vậy với tình trạng bé ăn hay ngậm phải làm sao để khắc phục và triệt tiêu giúp bé ăn uống ngon hơn, phát triển đều đặn hơn.
Xem thêm: Những cách khắc phục tình trạng bé ăn hay nôn trớ
Đôi khi bé ăn hay ngậm cũng không hẳn là do những nguyên nhân xuất phát từ bé mà nó lại nằm trong các yếu tố khách quan, tác động từ bên ngoài. Vì thế mẹ cần tìm hiểu tình hình thực tế để có thể khắc phục tùy theo nguyên nhân mẹ nhé.
Nếu là do cách chế biến món ăn của mẹ
Có những mẹ cho con ăn uống không linh hoạt dẫn đến việc bé ngậm thức ăn khi ăn do đó mẹ cần xem lại cách chế biến xem có phù hợp với độ tuổi và hàm răng của bé không nhé. Nhiều mẹ có con biếng ăn hay ngậm vì mãi xay nhuyễn thức ăn cho con trong khi con đã đến giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn, có thể tập ăn cháo, ăn cơm nát. Thức ăn xay nhuyễn làm bé lười nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết, làm trẻ chán ăn, hay ngậm.
Do đó mẹ cần cho bé ăn thức ăn phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau để bé có thể thích nghi với đồ ăn. Ví dụ 6 tháng tuổi mẹ cho bé ăn bột loãng rồi sệt dần, đến 7 – 8 tháng thì bột đặc và cháo nhuyễn, 10 – 12 tháng ăn cháo còn hột, thức ăn mềm như bún phở; khi trẻ mọc đủ răng thì cho trẻ ăn cơm nát, rau củ xắt nhỏ nấu chín kỹ. Việc cho bé ăn theo lộ trình dần dần như thế này mẹ sẽ không phải đau đầu nghĩ xem bé ăn hay ngậm phải làm sao để khắc phục nữa bởi bé sẽ ít mắc phải điều này.
Cho bé chú tâm vào ăn uống
Khi cho bé ăn mẹ hãy tập trung chỉ để bé ăn thôi đừng tạo những trò vui bên ngoài thu hút bé để rồi đánh lừa đút cho con một thìa thức ăn vào miệng như tình trạng ăn rong hay cho bé xem tin vi, điện thoại. Bởi thực chất những việc này càng làm phân tán tư tưởng của bé dẫn đến quên mất việc nhai nuốt, không cảm nhận được hương vị món ăn và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Hãy rèn cho bé ăn trong vòng 30p, không kéo dài vì sẽ làm món ăn nguội đi, mất sự thơm ngon, chất dinh dưỡng. Cho bé ăn lâu, con chán ăn sẵn lại càng chán và thích ngậm thức ăn.
Cho bé tự lập
Khi bé có thể tự xúc hoặc cầm thức ăn hãy khuyến khích con chủ động trong việc ăn uống mà không cần phải ép buộc đút cho con. Mẹ đừng lo bé làm thức ăn vương vãi ra bàn, cho bé tự xúc ăn sẽ giúp các kỹ năng của bé thành thạo hơn, nhai nuốt dễ dàng và thấy ngon miệng hơn. Do đó mẹ hãy cho bé ngồi bàn ăn cùng với gia đình, không khí bữa ăn vui vẻ, bố mẹ đều ăn ngon miệng cũng sẽ khiến bé hào hứng ăn uống.
Cho bé ăn vừa đủ
Khi đói trẻ sẽ đòi ăn và tương tự khi no trẻ sẽ dừng lại và nếu khi bé lửng dạ mẹ đừng ép con cố ăn hết suất. Bởi trẻ em khi có dấu hiệu no sẽ bắt đầu lười nhai và ngậm thức ăn trong miệng. Lúc này nếu mẹ cứ khăng khăng cho bé ăn thì bé sẽ càng ngậm thức ăn trong miệng mà thôi vì thế hãy dừng lại nếu bé thấy đủ. Mẹ hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đừng bắt bé ăn một bữa khá nặng để bé thấy thoải mái hơn, ăn uống ngoan ngoãn và ngon miệng trở lại.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Ngoài những cách trên thì khi con hay ngậm khi ăn mẹ cũng có thể kiểm tra xem bé có bị bệnh gì không nhé. Đôi khi đau họng, loét miệng, dị tật bẩm sinh như lưỡi to, môi nứt… cũng sẽ làm bé khó nuốt, hay ngậm cơm trong miệng và không thích ăn uống. Lúc này mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sỹ để điều trị dứt điểm nhé.
Biếng ăn hay ngậm thức ăn đôi khi xuất phát từ vấn đề tâm lý nhưng cũng có khi là do mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa, khiến việc hấp thu dinh dưỡng kém và làm trẻ mệt mỏi, không muốn ăn. Mẹ cần tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm giúp con ăn uống ngon miệng và được bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mẹ nhé. Chúc các mẹ thành công và chúc bác bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt chất dinh dưỡng.