Giai đoạn bé 6 tháng tuổi là giai đoạn khá nhạy cảm khi con được chuyển sang chế độ ăn dặm để tăng cường dưỡng chất giúp cơ thể có thể hấp thụ được dinh dưỡng tối đa cho sự phát triển. Vậy nếu bắt đầu chế độ ăn dặm thì bé 6 tháng ăn bao nhiêu là đủ?
Xem thêm :Nếu bé ăn vào là nôn ra mẹ nên chú ý xử lý

Việc bé được 6 tháng thì giai đoạn này đan xen cho bé bú sữa là 1-2 bữa ăn dặm trong một ngày mẹ nên bổ sung kịp thời. Với thời điểm này mẹ có thể sử dụng cho bé thực đơn đầy đủ từ trái cây như chuối, bơ, táo tây và một số loại rau củ khác nữa như cà rốt, bí đỏ, rau ngót,…và thịt lợn, lòng đỏ trứng, thịt gà. Tuy nhiên mẹ cần lên thực đơn chi tiết để con vừa hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất vừa trả lời được thắc mắc bé 6 tháng ăn bao nhiêu là đủ. Lên thực đơn không phải là một việc khó khăn và phức tạp mà thực ra nó khá đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết cho chế độ ăn của các con. Mẹ có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi ăn dặm bên cạnh việc duy trì bú sữa mẹ hàng ngày bởi giai đoạn này bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm lý để khởi đầu quá trình “học ăn” của mình.

Bé 6 tháng ăn bao nhiêu là đủ? Đối với những trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm thì trước tiên mẹ đừng vội vàng cân đong đo đếm liều lượng mà cần chú ý đến sự làm quen dần dần của bé. Mẹ có thể cho bé ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc hơn để con tiếp thu dần dần dinh dưỡng ngoài sửa mẹ. Chính vì thế những bữa ăn đầu tiên mẹ hãy thoải mái và thả lỏng để cho bé làm quen với bột, vì mục đích chỉ là để bé làm quen với thực phẩm nên không cần bắt bé phải ăn hết cả chén bột. Mẹ hãy ôn hòa và cho bé nhâm nhi từng muỗng, nếu bé thích và “đòi” ăn thêm thì mẹ có thể cho bé ăn theo nhu cầu.
Do bé vẫn còn sử dụng nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ nên mẹ cần phải cân đối thực phẩm ăn dặm phù hợp làm sao để đảm bảo bé vẫn bú mẹ từ 3-4 cữ, hấp thu ít nhất 600-800ml sữa một ngày nhưng vẫn có thể làm quen với chế độ ăn dặm. Nếu mẹ cho bé ăn dặm ít thì cần phải tăng cường bù lại bằng sữa. Còn sử dụng đều đặn bột ăn dặm thì phải có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, chất xơ và vitamin.

Mẹ có thể tham khảo công thức nấu bột ăn dặm cơ bản như dùng 2 thìa cà phê bột xay với 200ml nước, 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn, 1 thìa lá rau củ xay nhỏ và các thành phần dinh dưỡng khác như thịt, tôm, trứng gà, cá… để nấu ăn dặm cho bé, mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên để bé thích thú hơn với việc ăn dặm. Thực ra việc tập cho bé ăn dặm không khó, chỉ cần mẹ lựa chọn mốc thời gian phù hợp thì hành trình ăn dặm sẽ thật vui vẻ. Mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển khoẻ mạnh.
Tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm đang kinh doanh tại Quân Béo
Mặc dù vậy giai đoạn bé 6 tháng việc ăn dặm chỉ là bước đệm bồi đắp dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa của bé được cọ xát hơn mà thôi. Và chỉ khi nào bé thực sự phát triển cứng cáp thì việc ăn dặm mới có thể diễn ra hiệu quả vì thế nếu gấp gáp bắt bé ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến việc hệ tiêu hóa “từ chối” tiếp nhận vì không kịp xử lý. Hơn nữa, các phối hợp của cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa được nhuần nhuyễn nên dễ gây sặc, nghẹn hay nôn mửa rất không tốt cho sức khỏe. Do đó mẹ cần tuân thủ đúng trình tự thời gian để bé có thời gian làm quen giai đoạn ăn dặm mới cũng như cung cấp đủ liều lượng cần thiết. Chúc các mẹ thành công!